Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định 1502 chỉ định phòng thử nghiệm Trung tâm Chính phủ điện tử thuộc Cục Tin học hóa. Quyết định này có hiệu lực trong thời hạn 3 năm kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 1197 ngày 21/8/2014 của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Có địa chỉ tại tầng 2, Tòa nhà DETECH, số 8A Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Trung tâm Chính phủ điện tử là đơn vị trực thuộc Cục Tin học hóa (tiền thân là Cục Ứng dụng CNTT) có chức năng giúp Cục trưởng thực hiện tổ chức và quản lý các hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; hỗ trợ các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương triển khai các hoạt động xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử.
Theo Quyết định 890 ngày 13/6/2008 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Trung tâm Chính phủ điện tử, một trong những nhiệm vụ của Trung tâm này là chủ trì xây dựng và quản lý, vận hành Phòng kiểm thử các giải pháp CNTT phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử thông qua các hoạt động đánh giá, kiểm tra chất lượng các sản phẩm và dịch vụ CNTT; đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên và thông suốt các hệ thống kiểm thử; cung cấp dịch vụ kiểm thử các giải pháp CNTT; cấp chứng nhận phù hợp chất lượng cho các giải pháp CNTT.
Theo quyết định mới ban hành của Bộ TT&TT, so với quy định cũ, phạm vi được chỉ định đo kiểm của phòng thử nghiệm Trung tâm Chính phủ điện tử thuộc Cục Tin học hóa đã được mở rộng hơn. Cụ thể, bên cạnh việc kiểm thử các giải pháp CNTT theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn, chỉ tiêu kỹ thuật: IEEE 830-1998, TCVN 8703:2011, TCVN 8702:2011, TCVN 8704:2011, TCVN 8705:2011, TCVN 8706:2011, TCVN 8709-1:2011, TCVN 8709-2:2011, TCVN 8709-3:2011; phòng thử nghiệm Trung tâm Chính phủ điện tử thuộc Cục Tin học hóa còn được chỉ định để kiểm thử tích hợp đối với giải pháp CNTT theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành (QLVBĐH).
Việc hoàn thiện năng lực của Trung tâm Chính phủ điện tử thuộc Cục Tin học hóa để được Bộ TT&TT ra quyết định chỉ định trở thành Phòng thử nghiệm đối với Quy chuẩn 102:2016/BTTTT là một nội dung công việc để triển khai thực hiện Thông tư số 10 ngày 1/4/2016 của Bộ trưởng Bộ TT&TT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống QLVBĐH (QCVN 102:2016/BTTTT).
" alt=""/>Trung tâm Chính phủ điện tử sẽ kiểm thử các giải pháp quản lý văn bản, điều hànhNgày 16/12, công ty Auto Motors Việt Nam (AMV), nhà nhập khẩu chính thức Renault tại Việt Nam và tập đoàn Mai Linh đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm triển khai đưa xe ô tô chạy điện Renault vào Việt Nam, sử dụng trong dịch vụ vận chuyển taxi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Theo dự kiến, sẽ có khoảng từ 10.000 đến 20.000 chiếc xe điện được nhập khẩu trong thời hạn 5 năm. Các giải pháp lắp ráp nội địa cũng có thể được cân nhắc trong giai đoạn này. Tuy nhiên, đại diện hãng này cũng cho biết: Để có thể thực hiện được dự án, cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan như: Bộ GTVT, Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ KH&CN và Chính phủ Pháp.
Trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu đệ trình dự án lên các cơ quan ban ngành liên quan, dự kiến 30 chiếc ô tô điện Renault sẽ được nhập vào Việt Nam.
Hai mẫu xe điện Renault dự kiến được khai thác trong dự án là Renault ZOE và Renault Fluence ZE. Trong đó, Renault Fluence ZE có kích thước 4.75x1.81x1.46 m, được trang bị pin 22kWh, chiếc xe sản sinh công suất tối đa 95 mã lực, với vận tốc tối đa đạt được là 135 km/h. Tại điều kiện thông thường, xe có thể vận hành quãng đường 200 km trên một lần sạc. Trong khi đó, chiếc Renault ZOE có kích thước 4.084x1.73x1.562 m, sử dụng pin tương tự 22kWh, di chuyển quãng đường tối đa 240 km trên một lần sạc.
" alt=""/>Renault cân nhắc lắp ráp xe điện tại Việt NamBộ luật Hình sự 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 10 tổ chức vào tháng 11/2015, đã được công bố và thời điểm bộ luật này có hiệu lực là từ ngày 1/7/2016. Tuy nhiên, vào ngày 29/6/2016, Quốc hội khóa XIII đã ra Nghị quyết 144 về việc lùi hiệu lực của Bộ luật Hình sự năm 2015 và 3 đạo luật liên quan. Sau khi Bộ luật này thông qua, rất nhiều doanh nghiệp và hiệp hội trong lĩnh vực ICT đã lên tiếng đề nghị bỏ hoặc sửa đổi bởi Điều 292 - “Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” của Bộ luật này gây ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Sau khi các doanh nghiệp và hiệp hội trong lĩnh vực ICT đã lên tiếng thì trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 của Bộ Tư pháp thì điều 292 của Bộ luật này không được bỏ như đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp. Việc này khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc tiếp tục gửi văn bản kiến nghị đề nghị Bộ Tư pháp điều chỉnh hoặc bỏ hẳn điều luật này.
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch CMC cho nói rằng: “Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC) được biết Bộ Tư pháp có đăng tải trên website của mình Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự để lấy ý kiến các Bộ ngành, trong đó có Điều 292. CMC rất vui mừng vì Bộ Tư pháp đã có những tiếp thu kiến nghị từ cộng đồng và doanh nghiệp, tuy nhiên, cách thức lấy ý kiến, tiếp thu, sửa đổi và những sửa đổi hiện nay vẫn còn có một số điểm chưa phù hợp:
Chủ tịch CMC đưa ra dẫn chứng, việc lấy ý kiến mang tính hình thức, chỉ được thực hiện thông qua các website mà không có những buổi lấy ý kiến trực tiếp đối với doanh nghiệp, các đối tượng bị tác động bởi văn bản. Khi không có sự trao đổi nhiều chiều thì các quy định hoàn toàn có thể duy ý chí, mang tính áp đặt từ cơ quan nhà nước. Việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến của Ban soạn thảo nên thể hiện sự cầu thị, lắng nghe và trao đổi có tính biện chứng, không nên để tình trạng “đứng trên dân”, áp đặt một chiều, bác bỏ ý kiến mà không có lý giải hay cơ sở thuyết phục. Việc soạn thảo cũng cần tránh việc đặt ra quy định chỉ nhằm mục đích thuận tiện cho cơ quan quản lý mà không tính đến hậu quả khôn lường đối với xã hội, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp nói chung và người dân nói riêng. Ngoài ra, Ban soạn thảo cần có sự nghiên cứu thông lệ quốc tế, nhằm đảm bảo mục tiêu hội nhập, kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Trung Chính kiến nghị, cần làm rõ yếu tố cấu thành tội phạm của tội cung cấp dịch vụ trái phép qua mạng máy tính và mạng viễn thông với các tình tiết định khung của các tội danh quy định tại Điều 290, 321, 326 nhằm loại bỏ sự trùng lắp. Cụ thể, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290), Tội đánh bạc (Điều 321) và Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326) đều có tình tiết định tội và/hoặc định khung là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để thực hiện hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh đa cấp, đánh bạc (thông qua trò chơi điện tử), mua bán văn hóa phẩm đồi trụy. Vậy cơ quan thực thi sẽ áp dụng tội danh nào cho những hành vi đó.
Điều này sẽ gây những bất cập và tạo khoảng trống cho cơ quan thực thi pháp luật, nếu chưa muốn nói đến sự tùy tiện trong việc quyết định tước bỏ quyền công dân của người thực hiện hành vi nói trên.
Chủ tịch CMC cho rằng, đối với ngành nghề kinh doanh trò chơi điện tử trên mạng: cần xác định rõ tính chất nguy hại của trò chơi đến mức phải xử lý hình sự, theo đó, chỉ những trò chơi thuộc nhóm G1 mới bị đưa vào quy định của tội này. Bởi vì, chỉ có G1 là cần có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Điều này có nghĩa, các loại trò chơi được xếp vào G1 có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự công cộng, quản lý xã hội. Hiện nay, có nhiều trò chơi, đặc biệt là thuộc nhóm G4, hữu ích cho việc giải trí, học tập, dễ đem lại doanh thu, lợi nhuận, từ đó làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thì cần khuyến khích.
" alt=""/>Nguy cơ doanh nghiệp ICT vướng vòng lao lý, Chủ tịch CMC gửi văn bản lên Bộ Tư pháp